Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số (Hỗ trợ CĐS) tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở đổi tên từ Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông theo Quyết định số 393/QĐ-UBND ngày 05/3/2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Trung tâm Hỗ trợ CĐS tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc (TT&TT). Trung tâm Hỗ trợ CĐS thực hiện các chức năng: Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức thi và cấp chứng chỉ lĩnh vực thông tin và truyền thông; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; thực hiện truyền thông trên các nền tảng số; tư vấn, xây dựng và triển khai giải pháp, cung cấp dịch vụ, sản phẩm phục vụ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và phát triển đô thị thông minh; hỗ trợ ứng cứu miễn phí 24/7 các sự cố CNTT-TT; cung cấp các dịch vụ về CNTT-TT.
Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ CĐS có 02 phòng chuyên môn là phòng Tổng hợp - Kỹ thuật và phòng Hỗ trợ chuyển đổi số với tổng số 14 cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng (CBVC). Trong đó:
+ Viên chức: 13 người.
+ Lao động hợp đồng theo NĐ 68/CP: 01 người.
Trung tâm hiện có 03 cán bộ có trình độ thạc sĩ; 02 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
Với đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy về CNTT&TT, chủ động, sáng tạo, đam mê nghiên cứu, tiếp cận kỹ thuật, công nghệ mới. Trong thời qua Trung tâm Hỗ trợ CĐS Vĩnh Phúc hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT&TT, chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
* Về Hoạt động đào tạo tin học ứng dụng cho CBCCVC trong tỉnh
Trung tâm Hỗ trợ CĐS có các phòng LAB với thiết bị hiện đại và máy tính cấu hình cao đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu tổ chức các khóa đào tạo về CNTT&TT từ cơ bản đến nâng cao. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hàng nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành trong tỉnh về tin học văn phòng, sử dụng máy tính nối mạng; tập huấn nghiệp vụ quản lý đầu tư ứng dụng CNTT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Mở các lớp đào tạo nâng cao cho quản trị mạng và cán bộ chuyên trách CNTT&TT của các sở, ban, ngành, địa phương.
Hằng năm, Trung tâm Hỗ trợ CĐS tổ chức khảo sát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; tổ chức đào tạo bồi dưỡng tin học ứng dụng và cấp chứng chỉ cho các học viên theo qui định.

|

|
Lớp bồi dưỡng kiến thức tin học tại trung tâm Hỗ trợ CĐS Vĩnh Phúc
|
Giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được cập nhật đáp ứng yêu cầu phát triển và đối tượng người học. Công tác đào tạo thực hiện theo đúng nội dung chương trình, kế hoạch và tuân thủ quy trình ISO về đào tạo.
Kết quả đào tạo từ năm 2009 đến hết năm 2013 như sau:
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
Lớp A
|
0
|
0
|
0
|
0
|
78
|
0
|
0
|
0
|
Lớp B
|
311
|
284
|
207
|
265
|
51
|
0
|
0
|
0
|
Lớp ngắn hạn
|
58
|
46
|
166
|
58
|
75
|
150
|
150
|
300
|
* Về hoạt động ứng cứu sự cố và hỗ trợ ứng dụng CNTT&TT
Tổ chức bố trí cán bộ trực (24h/ngày, 7 ngày/tuần) để ứng cứu, hỗ trợ giải quyết các sự cố CNTT&TT;
Hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyên ngành những kiến thức về CNTT&TT trực tiếp tại cơ quan, đơn vị và nhà riêng cho tất cả các lãnh đạo cấp sở, ngành và tương đương trở lên;
Hỗ trợ xử lý trực tiếp tất cả các sự cố về CNTT&TT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh, bao gồm: hệ thống mạng Lan; mạng Internet; trang tin điện tử; cổng thông tin điện tử; hệ thống máy chủ; máy tính để bàn; máy tính xách tay; máy in; điện thoại thông minh; máy tính bảng; hệ điều hành Microsoft Window; hệ điều hành mã nguồn mở; hệ điều hành Android; hệ điều hành IOS...;
Tham gia các mạng lưới ứng cứu sự cố về CNTT&TT; tham mưu, đề xuất các phương pháp tốt nhất nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, khai thác hiệu quả nhất các ứng dụng và hạ tầng CNTT&TT hiện có của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh;
Năm
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Kết quả
|
457
|
412
|
490
|
450
|
430
|
Kết quả về hỗ trợ, ứng cứu sự cố về CNTT&TT từ năm 2009 đến năm 2013 như sau:
Tháng 8/2013, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Trung tâm Hỗ trợ CĐS đã và đang tích cực phối hợp với phòng Hỗ trợ CĐS của Sở triển khai xây dựng các Cổng thông tin điện tử thành phần; hệ thống thư điện tử công vụ Vĩnh Phúc; phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cho các đơn vị sở, ban ngành, huyện, thành, thị.
* Về hoạt động phát triển phần mềm
Thường xuyên nghiên cứu, thử nghiệm, lựa chọn các giải pháp mới, công nghệ mới phù hợp yêu cầu về chuẩn công nghệ, chuẩn giao tiếp của Chính phủ, của Bộ và quy hoạch phát triển CNTT của tỉnh nhằm tham mưu với Lãnh đạo Sở, Ban chỉ đạo CĐS của tỉnh đưa vào ứng dụng trong các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Đến nay, trung tâm Hỗ trợ CĐS đã nghiên cứu và làm chủ nhiều giải pháp công nghệ phần mềm như: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lập trình Dotnet với ngôn ngữ lập trình C#; kiến trúc MVC; mã nguồn mở PHP, Jomla, Zend Framwork; nền tảng SharePoint 2010...; nghiên cứu các hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới; công nghệ, giải pháp và các tiêu chuẩn xây dựng Trung tâm Hạ tầng thông tin (Data Center).
Trong những năm gần đây, Trung tâm Hỗ trợ CĐS đã xây dựng một số sản phẩm phần mềm trên nền công nghệ hiện đại, bao gồm:
Phần mềm được xây dựng dựa trên nền mã nguồn mở PHP, Jomla, Zend Framwork: Phần mềm quản lý các cơ sở thờ tự và nhân sự tôn giáo trên địa bàn tỉnh; phần mềm quản lý, trưng bày các hiện vật trong kho bảo tàng và phần mềm quản lý các giá trị vật thể và phi vật thể cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc; một số trang tin điện tử: Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc; viện quy hoạch xây dựng Vĩnh Phúc; Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Vĩnh Phúc;...
Phần mềm đóng gói trên nền ASP.NET, ngôn ngữ C#; mô hình MVC của Microsoft: Phần mềm Quản lý và xây dựng thực đơn dinh dưỡng trẻ mầm non; phần mền quản lý cán bộ công chức, viên chức mô hình cấp ngành; trang tin điện tử trường Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc;
Phần mềm Cổng thông tin điện tử trên nền công nghệ sharepoint 2010, có khả năng tích hợp với Cổng TTĐT của tỉnh.
* Về hoạt động dịch vụ và triển khai các dự án CNTT
Trung tâm Hỗ trợ CĐS đã tổ chức cung cấp các dịch vụ và triển khai các dự án CNTT&TT, bao gồm:
Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, duy tu, bảo trì, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT&TT; cung cấp phần mềm bản quyền, phần mềm ứng dụng, giải pháp ứng dụng CNTT&TT; dịch vụ quản trị nội dung, nội dung số; xây dựng, triển khai, quản trị các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế thi công - dự toán, giám sát thi công, xây dựng công trình, dự án đầu tư về lĩnh vực CNTT&TT;
Tư vấn về quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, đề án, dự án, chương trình CNTT&TT; là đơn vị trung gian triển khai các phần mềm đóng gói của các nhà cung cấp;
Chủ trì, phối hợp thực hiện các dịch vụ đo kiểm chất lượng thiết bị, công trình CNTT&TT theo phân cấp của Bộ TT&TT;
Nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ và triển khai các dự án CNTT. Hiện nay trung tâm Hỗ trợ CĐS Vĩnh Phúc đã phối hợp với các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT&TT, các trung tâm Hỗ trợ CĐS của các tỉnh lân cận để quảng bá các sản phẩm của trung tâm, đồng thời giao lưu học hỏi kinh nghiệm triển khai, thúc đẩy ứng dụng CNTT&TT trong các đơn vị, cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, trung tâm Hỗ trợ CĐS đã tư vấn lập và triển khai được 10 dự án về đầu tư ứng dụng CNTT&TT cho các đơn vị Sở ban ngành; cung cấp được 20 phiên bản của phần mềm Quản lý và xây dựng thực đơn dinh dưỡng trẻ mầm non; 02 phiên bản phần mềm Quản lý cán bộ công chức, viên chức; 04 phần mềm ứng dụng chuyên ngành cho các Sở, ban, ngành; xây dựng 06 trang tin điện tử cho các cơ quan, đơn vị; thiết kế và thi công được 05 hệ thống mạng Lan cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
* Về công tác tự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Hầu hết các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Hỗ trợ CĐS được tham gia khóa đào tạo chuyển giao công nghệ chương trình CCNA, CCNP, MCSA, LPI theo dự án xây dựng Trung tâm Hạ tầng thông tin.
Cán bộ phần mềm của Trung tâm tự đào tạo, nghiên cứu mô hình MVC của Microsoft; giải pháp phát triển ứng dụng trên Wordpress nhằm tăng khả năng CEO (Search Engine Optimization - tối ưu hóa khả năng tìm kiếm của các máy chủ tìm kiếm, giúp tự quảng bá dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả); các giải pháp mã hóa; nghiên cứu sâu về công nghệ .NET và SharePoint 2010. Hiện tại cán bộ Trung tâm đã xây dựng được Webpart có sử dụng Layout, nâng cao khả năng tương tác với người dùng và tăng tính mềm dẻo của sản phẩm.
Trong quá trình hoạt động, Trung tâm Hỗ trợ CĐS cũng gặp nhiều khó khăn về nhân lực, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của cán bộ và ảnh hưởng tình hình suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo sở, sự phối hợp của các phòng, đơn vị trực thuộc sở TT&TT Vĩnh Phúc và sự hợp tác của các sở, ban, ngành trong tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tập thể lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm Hỗ trợ CĐS có tinh thần trách nhiệm, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, phấn đấu góp sức thúc đẩy ứng dụng CNTT&TT, chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh./.